Skip to product information
1 of 1

Daisy Books

Thương Tiến Tửu trọn bộ 4 cuốn-Cẩm Phong

Thương Tiến Tửu trọn bộ 4 cuốn-Cẩm Phong

Regular price $26.00 USD
Regular price Sale price $26.00 USD
Sale Sold out
Shipping calculated at checkout.
Bản

Thương Tiến Tửu Bản Thường 

Tiểu thuyết Thương Tiến Tửu mà cô viết thì lấy bối cảnh về một triều đại giả tưởng mà được tham khảo và lấy nhiều điểm tương đồng từ thời nhà Minh tồn tại từ năm 1368 đến năm 1644 của Trung Hoa. Bởi vậy chúng ta có thể thử lấy giả thiết rằng hai triều Đại Chu và Đại Tĩnh xuất hiện trong truyện cũng cách chúng ta và tác giả một khoảng thời gian tương tự (tầm 500-600 năm). Một thời đại xa xôi như vậy với những quy tắc và tư tưởng khác biệt rất lớn với tư duy của con người hiện đại, vậy mà Đường Tửu Khanh lại thực sự có thể lấy tâm thế là một người đương thời chứng kiến thời kỳ lịch sử ấy để lý giải nó, đây là điều mà không phải bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng làm được. Bài viết này sẽ phân tích góc nhìn ấy của Đường Tửu Khanh được thể hiện dưới hình thức là tư tưởng và quan niệm xã hội của nhân vật, đây là một công trình rất lớn nên có thể sẽ phải cần nhiều bài viết để hoàn thành, ở đây chúng ta sẽ bắt đầu với địa vị và mối liên hệ giữa bách tính và Hoàng quyền trong xã hội Đại Chu. Qua việc trích dẫn lại vài sự kiện trong quá trình Thẩm Trạch Xuyên nắm giữ đại quyền Thiên hạ, phân tích vai trò của ngôi vị Hoàng đế và chỉ ra tư tưởng của hai giai cấp quan trọng trong xã hội Đại Chu; bài viết này được hy vọng là sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về điểm nhìn vô cùng độc đáo của Đường Tửu Khanh cũng như tài năng hiếm có của cô trong việc xây dựng nhân vật. 

 1.2. Cảnh báo cho người đọc:

Tất cả những lý luận triết học và tôn giáo được trích dẫn trong bài viết sẽ được tham khảo nhiều từ các tác phẩm Nho giáo, giả thiết là xã hội Đại Chu và Đại Tĩnh cũng có nhiều điểm tương đồng trong hệ tư tưởng với triều Minh Trung Quốc dựa trên những chi tiết đã xuất hiện trong truyện. Tác giả bài viết chỉ là người mới khi tìm hiểu các tri thức liên quan, nếu có điểm nào bất hợp lý thì rất mong được các bạn góp ý và bổ sung. 

II. Phân tích và trích dẫn

2.1. Quá trình Thẩm Trạch Xuyên lên ngôi Hoàng đế:

Thẩm Trạch Xuyên (Thẩm Lan Chu) là một trong 2 nhân vật chính của tiểu thuyết Thương Tiến Tửu, vì vậy nên con đường y đi đến ngôi vị tối cao trong thiên hạ cũng thuộc nhóm những tuyến truyện quan trọng và được đầu tư tỉ mỉ nhất. Khi câu chuyện bắt đầu thì địa vị của y vô cùng khó xử, là con trai của tội thần bị cả quốc gia lên án, trở thành con tốt trên bàn cờ của chính những kẻ đã đẩy y vào tình cảnh này, sau đó còn bị nhốt trong một ngôi chùa bỏ hoang không biết ngày nào mới được thả ra. Một thiếu niên tay trắng cõng trên vai quá nhiều gông xiềng như thế mà mấy năm sau đã dựa vào sức mình ra khỏi chùa Chiêu Tội, phục hưng Trung Bác và đi đến ngôi vị Hoàng đế. Nhiều người đã nhận xét rằng con đường của y có vẻ quá thuận lợi, tác giả đã quá thiên vị nhân vật của mình, thậm chí có nhiều người nói y không thích hợp làm Hoàng đế (ngay cả bản thân y cũng nghĩ vậy), nhưng có thật là vậy chăng?

Không phải, trái lại quá trình Thẩm Trạch Xuyên đi đến cuối con đường này là một bước tiến triển tất yếu. Mình cảm thấy Thẩm Trạch Xuyên trở thành Hoàng đế vì y là người hiểu rõ đạo Nhân, y đã nhìn thấu được đạo lý dân chúng là gốc rễ của thiên hạ. Hãy nhìn những việc y đã làm trên con đường đó mà xem. Đầu quyển 2 khi mới ra khỏi Khuất đô, ngoài thân phận là con trai của Thẩm Vệ kẻ đã mở cửa mười hai bộ Biên Sa vào giày xéo con dân Đại Chu thì trong con mắt của Trung Bác y chẳng là ai cả. Bởi lẽ đó y đã cùng Tiêu Trì Dã trừ nạn thổ phỉ ở Từ châu, giúp Chu Quế và Khổng Lĩnh bình ổn thị trường lương thực và khai thông con đường giao thương với các kho lúa lớn, cải tổ sổ sách để thu lưu nạn dân, tạo chỗ đứng của mình trong lòng dân chúng, cùng Diêu Ôn Ngọc chiêu mộ hiền sĩ trong thiên hạ, ra hịch văn để lay động lòng người… Đối tượng được trực tiếp nhắm đến trong tất cả những hành động này không phải là hoàng tộc Lý thị đang cai trị ở Khuất đô, Thẩm Trạch Xuyên không rung chuyển giang sơn Đại Chu bằng cách dùng một đội quân chém giết đến kinh thành, y đã tác động lên xã hội ấy bằng cách đánh vào tư tưởng của dân chúng. Y có được lòng dân, đạt được sự ủng hộ của học sinh, đả kích được lòng tin của thiên hạ vào Hoàng quyền của Lý thị; tất cả những việc này mới là mấu chốt để giành thiên hạ chứ không phải là một trận chiến thây máu chất chồng. Ý nghĩa to lớn của ba điều này sẽ được phân tích kỹ hơn ở những phần sau của bài viết. 

 

2.2. Dân chúng là yếu tố mấu chốt để giành được thiên hạ:

Đường Tửu Khanh thực sự đã cài cắm rất nhiều tư tưởng Nho giáo giá trị vào trong tác phẩm của mình. 

Ad 🌹 đã từng nhắc đến câu trích dẫn yêu thích của cô ấy trong Thương Tiến Tửu là “Bách tính là con sông chở thuyền, đó là nền móng. Giang sơn hưng vong vốn không hề gắn liền với quân vương, thiên hạ chỉ cần một đế vương biết xót thương những cảnh khổ trên thế gian mà thôi.” (Trích chương 241 chính văn: Nữ nhi). Lúc đầu nghe cô ấy nhắc lại trích dẫn này mình vốn không nhận ra điều gì, nhưng khi tìm ý để phát triển bài viết thì mình nhận ra câu này giữa Hoa Hương Y và Thích Trúc Âm chắc hẳn đã lấy cảm hứng từ Tuân Tử (hay còn gọi là Tuân Khanh, một nhà tư tưởng sống vào thời Chiến Quốc. Tuân Tử là một trong những người kế thừa và phát triển tư tưởng Nho gia của Khổng Tử). Ông từng nói: 

“Vua là thuyền, dân là nước, nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.” 

Câu nói ấy chẳng phải quá phù hợp để miêu tả số phận của Lý Kiếm Đình sao? Dân chúng có thể nâng ai lên ngôi Hoàng đế thì cũng có thể kéo người đó xuống khỏi long ỷ, bản chất của lễ quân thần không phải lòng trung thành mù quáng mà là quân xứng với mệnh trời thì thần mới thề tận trung. Chính vì vậy nên Hoàng đế dù có địa vị chính trị to lớn thế nào thì cũng phải làm yên lòng dân chúng thì mới có thể an ổn ngồi vững trên vị trí của mình, dân chúng không phải một đám đông nhốn nháo chẳng được biết mặt đặt tên để những kẻ ngồi ở vị trí cao ban phát ân huệ trong tiểu thuyết, bọn họ mới là đại diện của quyền lực chân chính. Nhìn Lý Kiếm Đình và Thẩm Lan Chu đi, Hoa tam cũng đã nói rồi đó “Tất cả những điều ấy, Lý Kiếm Đình làm được, Thẩm Trạch Xuyên cũng làm được, nhưng mà những điều Thẩm Trạch Xuyên làm được, chưa chắc Lý Kiếm Đình đã làm được.” Thẩm Trạch Xuyên bảo vệ biên giới, giúp người nghèo có cái ăn, giúp nạn dân không còn lưu lạc, tất cả những điều đó đều là vì dân chúng mà tiếc thay Lý Kiếm Đình thì lại không làm được nên nàng mới thua. Đây chính là học thuyết Đức trị của Nho giáo (rule of virtue), Thẩm Trạch Xuyên đã nhìn thấy gốc rễ của thiên hạ, thấy được bản chất và quan hệ giữa các giai cấp, thấy được con đường đúng đắn nhất của Đế vương. Đường Tửu Khanh đã gợi nhắc rất nhiều giá trị tốt đẹp trong tiểu thuyết của mình và việc đề cao dân chủ cũng như dân quyền bằng cách gián tiếp giao cho người dân quyền lực này chính là một trong số đó. Vận mệnh của quốc gia không đơn thuần là một ván cờ chính trị của những kẻ ở trên để họ tùy cơ sắp xếp mà là một tiến trình lịch sử tất yếu để đem lại lợi ích lớn nhất cho giai cấp chiếm đa số trong xã hội, thế gia trăm năm hủ bại khư khư lo thân mình lại thua một kẻ mang danh loạn thần tặc tử chẳng phải chính vì đạo lý đó hay sao? Đề cao giá trị của một cá nhân nhỏ bé trong bối cảnh quốc gia rộng lớn chính là đề cao nhân quyền của con người, vừa có tầm mắt bao quát được cả một bức tranh nhưng đồng thời cũng vừa tỉ mỉ bận tâm đến đời sống tinh thần và dòng tư tưởng chủ lưu của những số phận vô danh trong bức tranh đó, tất cả những điều như vậy mà lại do một cô gái mới 21-22 tuổi đầu viết ra ư? Càng nghĩ mình càng khâm phục Tửu. 

 

2.3. Tư tưởng và địa vị của tầng lớp “sĩ” trong xã hội Đại Chu:

Xã hội Trung Quốc cổ đại (cụ thể là thời Minh) chia làm 5 tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh; trong đó sĩ ở vị trí cao nhất. Thậm chí vào thời nhà Hán người ta còn cho rằng “hàng vạn thứ đều là hạ đẳng, duy chỉ có việc đọc sách là cao quý”. Tầng lớp này bao gồm các học giả Nho giáo và hệ thống quan lại; trong Thương Tiến Tửu thì tầng lớp sĩ tương ứng với học sinh Thái học và các học giả dân gian (mà một trong những đại diện nổi bật là Mai lão đã đến dự Thanh đàm của Diêu Ôn Ngọc trong chính văn chương 184). Tư tưởng trọng sĩ này đã được thể hiện rất rõ trong truyện qua địa vị của Hải các lão trên triều cũng như vụ ba ngàn học sinh Thái học quỳ thỉnh hay Diêu Ôn Ngọc hiệu triệu sĩ tử thiên hạ về Trung Bác, mình cùng thử nói một chút nhé. 

Về địa vị của các lão thì mình không có gì nhiều để nói, Tửu đã chỉ ra rất rõ trong truyện. Trước Lý Kiếm Đình thì Hoàng đế là con rối trong tay Thái hậu, tám đại gia tộc hoành hành Khuất đô suốt ba đời vua Quang Thành, Hàm Đức, Thiên Sâm; một thế lực chính trị mạnh mẽ như thế mà các lão vẫn có thể chống cự, còn nâng đỡ sĩ tử hàn môn trong Thái học. Chính ông cũng đại diện cho một phe phái quyền lực riêng, nhìn vào vụ ba ngàn học sinh quỳ thỉnh là thấy. Thời phong kiến mệnh lệnh của Hoàng đế là tuyệt đối, Thánh chỉ đã ban cũng không dễ dàng thu lại, thế mà ba ngàn học sinh Thái học vẫn dám lấy cái chết ra can gián, họ như vậy là ép Hàm Đức đế không thể không nuốt lời khiến hắn ta nghẹn một bụng tức mà không dám làm gì được. Hoàng đế không dám động đến người đọc sách là sợ sau này sử quan sẽ ghi danh mình như một tên hôn quân vô đạo, chứ nếu người quỳ là một võ phu thì chưa chắc đã phải rắc rối nhường này. Như vậy tầng lớp này lấy Hải các lão làm đầu thực sự rất có chỗ đứng trong xã hội, tiếng nói của họ còn có thể can thiệp đến quyền lực độc tôn của Hoàng đế. Rồi Diêu Ôn Ngọc về sau còn phải tốn công thuyết phục sĩ phu khắp thiên hạ, lực lượng này đối với Thẩm Trạch Xuyên mà nói thì không có giá trị kinh tế hay quân sự, nhưng chính họ sẽ là những con kiến đào rỗng bức tường thành Lý gia, chính họ cũng sẽ góp sức cho giang sơn của tân vương được yên bình. Chẳng phải họ có ngòi bút trong tay ấy sao? Dùng bạo lực để chèn ép chưa chắc có thể khiến người ta cúi đầu nhưng tấn công về mặt tư tưởng thì lại có. Bách tính tôn sùng người đọc sách, chính những người này sẽ thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của dân chúng, họ có thể khiến dân chúng đồng lòng ủng hộ một vị vua thì cũng có thể xúi giục người ta phản loạn kéo ông vua đó xuống đài. Có thể nói việc xây dựng một thế lực như vậy rồi trao cho họ quyền lực và địa vị thực sự là một bước phân tích tâm lý xã hội vô cùng xuất sắc của Đường Tửu Khanh.

 

2.4. Biểu tượng Hoàng quyền trong thể chế chính trị cổ đại:

Rốt cuộc việc đả kích lòng tin của dân chúng vào Hoàng tộc Lý thị quan trọng như thế nào? 

Tại sao Diêu Ôn Ngọc phải viết hịch văn chiếu cáo thiên hạ rằng thân phận nữ đế không chính, rồi còn phải đối chất với Sầm Dũ dưới thành? Chẳng phải Thẩm Trạch Xuyên có quân đó sao, Khải Đông đã từ chối giúp nữ đế, Khuất đô không có binh thì cứ chiếm đánh là xong? Việc gì phải đặt tiên sinh vào nguy hiểm để nghe chúng học sinh sỉ nhục huyết thống của Thẩm Trạch Xuyên? 

Tất cả là vì muốn cho ngôi vị Hoàng đế của y được danh chính ngôn thuận. 

Người làm vua không chỉ là người có nhiều binh nhiều mã, nhìn thử thời Tam quốc mà xem, tại sao Tào Tháo có binh quyền mạnh nhất thiên hạ trong tay nhưng trên danh nghĩa thì vẫn là thần tử của Hán Hiến Đế còn Lưu Bị gia cảnh nghèo khó, chỉ là một trong số rất nhiều tông thất họ Lưu mà gia môn cũng đã suy thoái nhưng về sau lại đường đường chính chính xưng Hán Chiêu Liệt đế? Vì Lưu Bị hơn Tào Tháo một họ Lưu. Điều tương tự cũng có thể thấy được ở Thương Tiến Tửu của chúng ta, đó chính là tầm quan trọng của huyết thống Lý thị. Hẳn ai cũng nhìn thấy sau khi Lý Kiến Hằng đột ngột băng hà thì việc lập trữ quân đã khiến triều đình loạn đến thế nào. Triều đình ấy không thiếu người tài nhưng dù thế nào cũng phải lập một người họ Lý, giang sơn không thể đổi họ. Thử xét lại các ứng viên cho ngôi hoàng đế nhé. Người đầu tiên là đứa trẻ trong họ Hàn Thừa được hắn ôm lên triều rồi dối trá nói đó là huyết thống Lý thị, hắn muốn trở thành quốc cữu thì phải dựa vào danh phận này. Hải các lão thì đề cử hậu duệ của Yến vương – một ông già đã gần đất xa trời mà họ hàng với thiên gia thì bắn đại bác cũng không tới. Tiết Diên Thanh dẫn ra được một Lý Kiếm Đình là đứa trẻ được sinh ra từ tội nghiệt loạn luân của Quang Thành đế, huyết thống thì chính tông nhưng vào cái thời đại ấy thì việc đưa một người phụ nữ lên ngôi là một điều kinh hãi thế tục biết nhường nào? Cả ba vị ấy đều chẳng ai phù hợp, nhưng có không hợp thì cũng phải chọn bởi triều đình cũng bất kể Hoàng đế là ai, họ Lý là được. Mà hai vị tiền nhiệm Hàm Đức đế hay Thiên Sâm đế cũng là ví dụ đó thôi, họ vốn chẳng có thực quyền gì trong tay, chỉ là hai con rối đẹp đẽ được thế gia trưng ra để làm an lòng dân chúng. Hoàng đế chỉ là một biểu tượng, dưới danh phận đó con người ngươi có là ai cũng không quan trọng, ngươi có ngu dốt hèn nhát đốn mạt không xứng làm vua cũng chẳng sao, chỉ cần huyết mạch ngươi là chính tông. 

 

Hải các lão hiểu rõ điều này. 

Cái chết của ông thực sự chỉ vì ngăn cản đứa trẻ nhà họ Hàn lên ngôi, bảo vệ huyết mạch Lý thị thôi ư? Ông thực lòng muốn để hậu duệ của Yến vương lên ngôi ư, nếu có đường khác thì việc gì phải đến nước này? Ông dốc lòng chỉ dạy Lý Kiến Hằng chỉ vì lòng trung thành với Lý thị ư? Không phải, ông là vì giang sơn Đại Chu. Giang sơn này cần một vị đế vương họ Lý ngồi trên ngai vàng thì mới khiến cho lòng dân yên ổn, khiến bè lũ phản loạn không có cơ gây sóng gió, chỉ cần có một đế vương họ Lý thì mới khiến thế gia dè chừng, vào thời điểm đó hoàng quyền Lý gia chính là sự cân bằng của thiên hạ. Ở đây lại phải nói về ý chí của dân chúng tác động đến việc chọn trữ quân như thế nào một chút. Mạnh Tử từng nói, quyền cai trị của Vua là do trời trao cho, nhưng dân thuận theo ai thì người ấy mới được, bởi vì ý dân là ý trời. Ở trên cũng đã nói dân là gốc rễ của đất nước, dân chúng thừa nhận Lý thị vì đã quen với sự cai trị của họ suốt hàng trăm năm, nếu tùy tiện đổi họ giang sơn thì chắc chắn lòng dân, lòng quan, lòng quân đều sẽ nổi lên sóng gió. Vì thế mà Hải các lão phải làm vậy, Thái hậu và thế gia sau đó cũng phải thỏa hiệp với Lý Kiếm Đình cũng là vì vậy. 

Một khi Lý Kiếm Đình vẫn còn danh chính ngôn thuận, Thẩm Trạch Xuyên mãi mãi sẽ là loạn thần Trung Bác. 

Nhưng khi Lý Kiếm Đình đã không còn danh chính ngôn thuận thì sao? 

Ở đây mình muốn nêu một chút ví dụ lịch sử, chính là sự tồn tại của Thiên Địa hội với mục đích “Phản Thanh phục Minh”. Vào giữa thế kỷ XVII triều Minh sụp đổ do kinh tế nông nghiệp đình trệ và hoạn quan lộng hành trở thành quốc nạn, sau đó người Mãn tràn vào nắm quyền cai trị Trung Hoa rồi lập ra triều Nguyễn và triều Thanh – triều đại lịch sử cuối cùng của phong kiến Trung Quốc. Phải biết rằng dưới thời ba vị hoàng đế nhà Thanh là Khang Hy, Ung Chính và Càn Long thì lãnh thổ Trung Hoa đã được mở rộng, kinh tế xã hội phát triển đến độ mà người đời sau còn gọi thời kỳ này là thời Khang-Càn thịnh thế. Ấy vậy mà một tổ chức là tàn dư phong kiến Minh triều vẫn còn tồn tại, vẫn có một tầng lớp văn nhân sĩ phu trong thiên hạ thà giữ tư tưởng trung nghĩa với 1 triều đại đã mục nát còn hơn là cúi đầu trước một vị hoàng đế xa lạ đến từ ngoài biên ải, và những hội phản Thanh phục Minh này vẫn còn tồn tại rất lâu trở thành một tổ chức có sức ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị Trung Hoa. Cá nhân mình nghĩ nếu như Thẩm Lan Chu lên ngôi Hoàng đế mà không có sự trợ giúp của Diêu Nguyên Trác thì y có cứu được bao nhiêu nạn dân, có tiềm lực kinh tế và quân sự đủ vực dậy một quốc gia đến thế nào thì sẽ vẫn có tàn dư nhà Lý tương tự như thế làm sâu mọt gặm cắn giang sơn mới này của y mà thôi. Việc Diêu Nguyên Trác thuyết phục được thiên hạ rằng thân phận nữ đế không chính cũng là tia hy vọng cuối cùng bị chặt đứt của Lý Kiếm Đình, khiến nàng hiểu rằng có đi khỏi Khuất đô cũng chẳng có cơ hội trở mình, chỉ khi huyết mạch chính tông của Lý Kiếm Đình còn được thừa nhận thì trận chiến này mới còn có thể tiếp tục đánh.

 

Lòng tin của dân chúng với hoàng quyền là thứ đã kéo đổ Lý Kiếm Đình, từ đó dọn đường cho Thẩm Trạch Xuyên. Lý Kiếm Đình và Tiết Tu Trác mất trong tay con bài tẩy này thì cũng chính là đã thua Thẩm Trạch Xuyên và Diêu Ôn Ngọc. Thất bại này không chỉ được định đoạt khi Thẩm Trạch Xuyên dẫn binh phá thành Khuất đô mà thôi đâu, nó đã bén rễ từ sâu lắm rồi. 

III. Kết luận và cảm nghĩ:

Trên đây là những ý kiến của mình về việc Thẩm Trạch Xuyên đã đánh một trận chiến trên chiến trường ngoại giao và tư tưởng như thế nào, việc thuyết phục được văn nhân, gây dựng lòng tin nơi dân chúng và đả kích Hoàng quyền Lý gia của y cũng góp phần quan trọng chẳng kém gì việc khống chế kinh tế hay nắm giữ tiềm lực quân sự trên con đường bước tới long ỷ. Khi trận chiến cuối cùng kết thúc và nữ đế tự thiêu ở Minh Lý đường thì dõi mắt khắp thiên hạ ai còn có thể xứng đáng với ngôi vị Hoàng đế hơn Thẩm Trạch Xuyên? Ai còn nói y không phù hợp với ngôi vị này, hay quá trình y đoạt được nó là không hợp lý? 

Đường Tửu Khanh đã tạo nên rất nhiều kỳ tích khi viết Thương Tiến Tửu, nhưng ở trong giới hạn bài viết này mà thôi, mình xin quỳ gối kính phục cô ấy về khả năng khắc họa nhân vật tuyệt vời đó. Tửu không chỉ vẽ ra ngoại hình, viết nên câu thoại, mô tả hành động của họ, cô còn trao cho họ một cuộc đời với tư tưởng, tam quan, bản ngã riêng. Đó là những con người sống ở thời đại hoàn toàn khác cô, họ được tiếp nhận những giá trị và chuẩn mực đạo đức khác hẳn, tâm tư tình cảm của họ không phải thứ người hiện đại dễ dàng hiểu được, thế mà 97 vẫn hiểu hết mọi điều, còn diễn giải ra thành câu chữ một cách vô cùng sinh động. Dường như cô không hề “viết” ra họ, mà họ vốn đã “sống” rồi. 

Bài viết này vẫn chưa hoàn chỉnh, Thương Tiến Tửu cũng không chỉ có mấy loại người như vậy mà thôi. Mình rất hy vọng bản thân sẽ đủ sức lực và trí tuệ để nghiên cứu quyển sách này một cách càng tỉ mỉ chi tiết hơn để nói về những lớp người còn lại. Xã hội mà Đường Tửu Khanh đã tạo ra thật sự quá toàn vẹn, bản thân mình chắc phải học rất nhiều nữa mới có thể xưng là đọc hiểu, và chỉ bằng sức của mình mình thì chắc cũng khó mà làm được điều đó. Vì vậy mình rất hy vọng được nghe nhiều hơn, đọc nhiều hơn những ý kiến đóng góp và suy luận của mọi người, cũng rất mong mỏi bài viết này được phê bình và đánh giá thật nghiêm khắc để tiến bộ và hoàn thiện hơn trong tương lai.

View full details

Customer Reviews

Be the first to write a review
0%
(0)
0%
(0)
0%
(0)
0%
(0)
0%
(0)