Mindfulness Sống tỉnh thức và thực hành chánh niệm
Mindfulness Sống tỉnh thức và thực hành chánh niệm
AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY:
- Những người từng bắt gặp từ “mindfulness” (hay “tỉnh thức”, “chánh niệm” – các cách dịch từ này ra tiếng Việt phổ biến) ở đâu đó, muốn biết giới khoa học phương Tây giải thích về nó như thế nào (có thể vì tò mò, có thể nhằm so sánh với cách lý giải của các nền văn hóa phương Đông).
- Những người quan tâm đến chánh niệm/sự tỉnh thức ở cả khía cạnh lý thuyết lẫn ứng dụng trên thực tế, và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực sức khỏe/y tế.
- Những người đang loay hoay tìm kiếm “lối ra” hay giải pháp cho mọi vấn đề trong cuộc sống cũng có thể tìm ra lời giải từ cuốn sách này, hoặc ít nhất là một gợi ý hay một lựa chọn.
- Những người đang có cuộc sống bế tắc
TÓM TẮT SÁCH
Cuốn sách mang tính cách mạng cho thấy cách áp dụng chánh niệm vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.
Giải thích “chánh niệm” dưới góc nhìn của khoa học phương Tây, mang tới nhiều
nghiên cứu mới về sự tác động giữa hành vi và ý thức của con người. Lý thuyết của Langer đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực, bao gồm sức khỏe, kinh doanh, lão hóa, công bằng xã hội và học tập.
- Nội dung chính:
Chương 2 xem xét bản chất của bất chánh niệm và so sánh với các khái niệm tương tự như thói quen và vô thức. Chương 3 khám phá nguyên nhân của tình trạng bất chánh niệm, bao gồm vai trò quan trọng của bối cảnh và bản chất của những gì chúng ta tiếp nhận khi còn nhỏ. Tổng quan về cái giá phải trả cho sự bất chánh niệm, những giới hạn mà nó gây ra đối với các kĩ năng cũng như kì vọng và tiềm năng của chúng ta là nội dung của chương 4. Chương 5, thảo luận về bản chất của chánh niệm và so sánh với các khái niệm liên quan trong triết học phương Đông. Các chương từ 6 đến 10 trình bày về những ứng dụng của nghiên cứu chánh niệm trong năm khía cạnh lớn của cuộc sống thường ngày: quá trình lão hoá, sự sáng tạo, công việc, vấn đề định kiến và sức khỏe.